Nên chọn mua máy bơm nước gia đình loại nào tốt nhất hiện nay – 2016
Các loại máy bơm nước gia đình
Trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua các loại máy bơm nước gia đình phổ biến hiện nay, để từ đó bạn có thể đánh giá bơm nào tốt nhất cho gia đình.
Máy bơm đẩy cao
Như tên gọi của nó, đây là loại máy bơm nước dùng để bơm nước từ đường ống hoặc bể nước ngầm lên bồn hoặc bể nước ở trên cao.
Có 3 loại bơm đẩy cao như sau:
Bơm ly tâm
Đây là loại bơm nước vận hành khỏe nhưng nhược điểm là dễ bị chạy khi hết nước, ngoài ra nó không dùng được với nguồn nước có khoảng trống, ví dụ như ống dẫn nước.
Bơm bán chân không
Là loại bơm ly tâm được thiết kế cho phép hút nguồn nước có lẫn khí, vì vậy mà nó hút được nước ở đường ống hoặc bể nước đều được.
Bơm chân không
Đây là loại bơm dùng được cho cả nguồn nước là ống dẫn nước và bể, bạn có thể lựa chọn nhiều công suất khác nhau tùy thuộc vào độ cao của bồn nước. Điểm hạn chế là lưu lượng nước của nó không bằng bơm ly tâm hoặc bơm bán chân không.
Máy bơm tăng áp
Bơm tăng áp là loại bơm để tăng lực đẩy của dòng nước, nó gồm 3 loại như sau:
Bơm tăng áp tự lắp ghép
Là loại bơm mà bạn có thể tự lắp ghép từ một chiếc bơm thường và bình áp, rơ le áp lực. Đây là loại bơm thường được dùng cho hệ thống nhiều vòi nước ra, hoặc dùng để tăng áp cho toàn bộ căn nhà lớn. Một số ít trường hợp sử dụng bơm tăng áp đơn giản với một đầu ra, bằng cách lắp ghép bơm thường với một rơ le chống cạn.
Bơm tăng áp cơ
Đây là loại bơm tăng áp phổ biến nhất, được lắp sẵn rơ le và bình áp. Bơm tăng áp cơ hiện nay thường có thêm rơ le cảm biến dòng chảy và chức năng tự ngắt khi mất nước, vì vậy mà nó có khả năng vận hành êm ái và an toàn.
Bơm tăng áp điện tử
Là loại bơm tăng áp hiện đại nhất, bền nhất, giá thành cao và khi vận hành tạo ra độ ồn nhỏ nhất. Ưu điểm của loại bơm tăng áp này là kích thước nhỏ gọn, ít làm hư hại đườn ống dẫn nước. Nhược điểm của nó là không tự chạy được khi áp lực nước vào quá nhỏ.
Bơm tăng áp sử dụng biến tần
Đây là loại bơm tăng áp hiện đại và linh hoạt nhất hiện nay, vì bạn có thể điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước theo ý muốn. Nhưng nó cũng là loại có giá cao nhất nên ít phổ biến.
Bơm nước gia đình loại nào tốt nhất cho bạn
Sau khi tìm hiểu các loại máy bơm nước ở trên, phần này bạn sẽ tìm hiểu nên lựa chọn máy bơm nước nào tốt nhất.
Máy bơm nước đẩy cao
Nhà 2-3 tầng thì nên chọn bơm chân không từ 125W hoặc bơm ly tâm, bơm bán chân không từ 370W. Nhà từ 4 tầng trở lên nên chọn bơm chân không từ 250W hoặc bơm ly tâm, bơm bán chân không từ 700W.
Nếu tính theo độ cao, bạn nên chọn bơm có khả năng đẩy nước cao hơn khoảng 1.5 lần so với độ cao thực tế của bồn nước. Ví dụ bồn nước cao 6m thì nên mua máy bơm đẩy nước cao 9m.
Tính toán loại nguồn nước để chọn loại máy bơm đẩy cao phù hợp, hút nước trực tiếp từ đường ống thì chọn bơm chân không, bán chân không. Hút nước từ bể thì có thể chọn 1 trong 3 loại bơm: ly tâm, bán chân không hoặc chân không.
Máy bơm tăng áp
Máy bơm nước tăng áp có công suất 125-150W có thể được sử dụng cho hầu hết mọi gia đình. Và thực tế cho thấy đây là loại máy được đa số các gia đình lựa chọn. Một lưu ý quan trọng là máy bơm tăng áp được lắp đặt ở vị trí có thể gây ồn đáng kể cũng như mất tính thẩm mỹ. Vì vậy mà bạn nên tính toán kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.
Máy bơm hút giếng
Lựa chọn máy bơm hút giếng phụ thuộc vào độ sâu của nguồn nước.
Nước sâu 5 mét trở lại, dùng máy bơm thường
Nước sâu 5-9m, dùng máy bơm cánh trục ngang, hoặc máy bơm hút tương đương.
Nước sâu 9m trở lên, dùng máy bơm chuyên hút giếng
Lựa chọn máy bơm nước phù hợp với kích thước đường ống:
I. Mô Tả:
- Chọn bơm nước bình thường trong công nghiệp thì 4 yếu tố chính là lưu lượng, cột áp, độ nhớt (khi bài toán cần sự tính toán chi tiết) và kích thước đường ống.
Trong đó cột áp là phần phức tạp nhất, ta chọn một tuyến đường ống dài nhất từ nơi đặt bồn nước đến vị trí cần bơm, khi đó tổn thất cột áp trên đoạn này là cao nhất. Trong tuyến đường chính đó có nhiều kích thước đường ống khác nhau thì ta tính tổn thất trên từng đoạn. Sau đó cộng tổng cộng các cột áp lại ra cột áp tổng toàn bộ tuyến ống.
- Tuy nhiên có nhiều cách để tính toán bơm nước trong dân dụng theo kinh nghiệm, hay khi dự thầu hay công trình lớn cần quá trình tính toán chi tiết hơn để chọn bơm chính xác hơn.
- Do năng lực có hạn, nên tôi viết một số cách tính toán mà mình biết, để các bạn có thể tham khảo…
II. Cách tính toán áp dụng cho máy bơm dân dụng:
1. Tính toán theo kinh nghiệm: (nước thường 25~ 30oC, không tính độ nhớt).
- Về lưu lượng: đơn vị m3/h hoặc lít/phút (L/min). Chọn theo lưu lượng mình cần.
ví dụ:
+ Trong một giờ thì bơm đầy bồn 3 mét khối => lưu lượng 3 khối/giờ.
+ Muốn bơm đầy 2 bồn, mỗi bồn 4 mét khối trong 3 giờ=>8 khối/3giờ =>2,7 khối/giờ.
+ Trên máy có sẳn lưu lượng cần bơm qua, rồi lấy tổng lưu lượng các máy ra lưu lượng chính.
- Về cột áp: từ điểm thấp nhất đến điểm cao nhất (theo mét độ cao)+ tổn thất áp trên co cút tê, ma sát thành ống (do ống sần xùi hoặc ống kích cỡ nhỏ) + tổn thất áp khi chạy qua tải. Nếu có nhiều đầu nước ra, thì ta chọn tuyến đường ống dài nhất tính từ vị trí bơm để đạt được tổn thất áp suất cao nhất.
+ Điểm thấp nhất đến điểm cao nhất và đã trừ ra cột áp hồi (tức là nước tự tuần hoàn trở lại bơm).
+ Lấy theo kinh nghiệm một co vuông bằng 3% cột áp tổng, tê thì lấy 2 % cột áp tổng. Lấy 5 mét theo chiều ngang bằng 1 mét theo chiều cao.
+ Tổn thất áp khi chạy qua tải nếu tải đã có sẳn thông số tổn thất áp lực.
+ Sau khi có được cột áp mình nhân thêm hệ số an toàn1,4 lần cột áp tổng. Rồi báo kết quả cho bên bán bơm nước biết (về nhu cầu sử dụng, lưu lượng, cột áp) để nhà sản xuất tra đồ thị và chọn bơm báo giá cho bạn.
2. Tính toán theo công thức áp dụng cho máy bơm cứu hỏa:
(nước thường 25~ 30oC,không tính độ nhớt).
- Về lưu lượng: như trên...
- Về Kích thước Đường ống: như trên....
- Về cột áp: Cột áp H = H1 + H2 +H3.
+ H1: là tổng của cột áp cao nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống. Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1mét cao.
+ H2: cột áp để phun nước tại đầu ra .
+ H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ) và ma sát đường ống.
Ví Dụ:
-- Giả sử: khoảng cách từ bơm đến nơi cần bơm độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m, lưu lượng 104 m3/h hay 28,8 l/s.
-- cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
-- H2 lấy bằng 5 mét phun theo độ cao.
-- H3 = Ha + Hb = A x L x Q2 + 10%*Ha
Hb = 10%*Ha là tổn thất qua tê, co trên toàn hệ thống.
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395 x (40+20) x 28,82 +10%*Ha = 2 mét nước.
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước. và lưu lượng là 104 m3/h = 1728 l/min => tra đồ thị thì bơm là chọn bơm 40 hp (30 Kw điện), đường ống DN150.